TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THANH XƯƠNG VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ CHO HỌC SINH DÂN TỘC

Thứ tư - 13/02/2019 12:00

TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THANH XƯƠNG VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ CHO HỌC SINH DÂN TỘC

TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THANH XƯƠNG VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ CHO HỌC SINH DÂN TỘC

Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Điện Biên lịch sử, mời các bạn hãy ghé thăm ngôi trường tôi đang công tác - Trường Tiểu học số 1 Thanh Xương – huyện Điện Biên. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường này đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trước Đảng và nhân dân, xứng đáng là cơ sở giáo dục tin cậy để nhân dân gửi gắm con em mình. Và từ nơi đây, dưới sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô biết bao thế hệ học trò đã được chắp cánh ước mơ để rồi lớn lên, lớn lên từng ngày…

Tài liệu đính kèm: Tải về

TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THANH XƯƠNG VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 CÔNG NGHỆ CHO HỌC SINH DÂN TỘC

 

Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Điện Biên lịch sử, mời các bạn hãy ghé thăm ngôi trường tôi đang công tác - Trường Tiểu học số 1 Thanh Xương – huyện Điện Biên. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường này đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trước Đảng và nhân dân, xứng đáng là cơ sở giáo dục tin cậy để nhân dân gửi gắm con em mình. Và từ nơi đây, dưới sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô biết bao thế hệ học trò đã được chắp cánh ước mơ để rồi lớn lên, lớn lên từng ngày…

Các bạn ạ, Trường Tiểu học số 1 Thanh Xương giao thông đi lại còn khó khăn, nhiều điểm bản còn nằm cách xa trường như đội 9, đội 13, đội 14. Đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều, người dân chủ yếu là dân tộc Thái, Khơ mú. Đa phần người dân nơi đây quanh năm chỉ trông vào ruộng lúa, nương ngô để kiếm sống. Sự chịu khó, tần tảo lao động cũng không thể giúp người dân tộc Thái, Khơ mú nơi đây có cuộc sống ấm no được.

Hiện nay, ngành giáo dục cả nước nói chung và giáo dục Điện Biên nói riêng đang thực hiện chương trình ở lớp 1- CGD. Chương trình lớp 1- CGD do Giáo sư – Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại biên soạn được đưa vào giảng dạy thí điểm ở một số trường trong tỉnh Điện Biên từ năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016 nhân rộng ra các trường tiểu học toàn tỉnh nói chung. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên.

Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học .

Cùng với kỹ năng viết , kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dung sách giáo khoa, sách tham khảo ... từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác có trong chương trình. 

Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là lí do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh học xong lớp 1 nhưng đọc đúng văn bản ngắn.. Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để  giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1 bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc được viết được có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác

Rào cản lớn nhất đối với học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi của tỉnh Điện Biên nói chung, trường TH số 1 Thanh Xương nói riêng ngay khi bước vào lớp 1 là chưa rành tiếng Việt nhất là đối với học sinh dân tộc thì việc phát âm lại vô cùng khó khăn. Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu  phát âm sai  l / n ; b/v; l/đ;… khi đọc còn thêm hoặc bớt dấu.

Nên việc tổ chức dạy tập nói TV cho HS dân tộc trước khi vào lớp 1 và chú ý các biện pháp tăng cường TV trong các môn học, tạo môi trường học tập, giao tiếp bằng TV cho tất cả các học sinh còn yếu về TV. Ở trường, GV sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng TV. Tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian, tạo môi trường GD thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò. Từ đó rèn cho HS ý thức tự phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó để đi học đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng cường công tác Đoàn Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, tạo không khí vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú học tập cho HS, qua đó rèn luyện thói quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở rộng môi trường giao tiếp bằng TV. Thực hiện tinh giản nội dung, giữ lại các nội dung dạy học cơ bản và quan trọng nhất, theo đúng mức độ cần đạt nêu trong Chuẩn kiến thức kĩ năng (KT-KN) và Hướng dẫn điều chỉnh nội dung các môn học của Bộ. Dành thời gian luyện tập các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ở mức độ đơn giản trong môn Tiếng Việt, tiến hành kiểm tra thường xuyên trong mỗi buổi học. Hạn chế tối đa sử dụng tiếng địa phương trong dạy học.Tăng cường luyện đọc với các hình thức: cá nhân, nhóm, đồng thanh. Quan tâm lắng nghe, theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Những HS chưa biết đọc, viết, GV phải dạy tăng buổi với nội dung đọc, viết: âm, vần, ghép vần, tiếng, từ, câu, đoạn đơn giản. Thường xuyên kiểm tra, chữa bài chu đáo và động viên HS. Khâu chữa bài phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, qua đó GV chỉ rõ các lỗi của HS; sửa lỗi và hướng dẫn HS sửa lỗi. Thường xuyên gặp gỡ gia đình HS để trao đổi và động viên nhắc nhở các em học tập, tạo môi trường TV ở gia đình, tạo điều kiện cho các em thường xuyên làm quen với ngôn ngữ TV.

Những buổi học tiếng Việt được thầy cô giáo miệt mài truyền dạy cho học sinh. Do phần lớn các em đều sinh hoạt giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng dân tộc nên vốn kiến thức về Tiếng Việt còn rất hạn chế. Nếu không trang bị ngôn ngữ tiếng Việt cho các em thì sẽ rất khó để theo kịp chương trình học, nên ngay từ đầu năm học chúng tôi đã rất chú trọng việc dạy tiếng Việt. Vì hầu hết học sinh dân tộc khi bước vào lớp 1 chưa thuộc hết chữ cái. Khi tăng cường tiếng Việt giúp các em mạnh dạn, tự tin giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói. Khi bước vào lớp 1, các em dễ dàng tiếp thu bài hơn.

Sau nhiều ngày được học tiếng Việt từ các thầy cô, nhiều học sinh con em đồng bào dân tộc đã biết nói tiếng Việt, không còn khoảng cách như trước. Việc triển khai "Đề án tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số" chuẩn bị vào lớp 1 đã trang bị những kĩ năng cơ bản cho các em trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề học tập, lĩnh hội tri thức trong các cấp học tiếp theo.

Muốn làm được điều đó trước hết người giáo viên phải nắm vững chương trình, sách thiết kế và sách giáo khoa, hiểu đặc điểm tâm lý học sinh để lựa chọn và sử dụng những phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học phù hợp.

Giáo viên phải đọc đúng, đọc hay để giúp học sinh đọc chuẩn.

Giáo viên phải biết kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.

Tăng cường rèn kỹ năng thực hành cho học sinh.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

 Linh hoạt trong ứng xử sư phạm để thích ứng với sự thay đổi của đối tượng và hoàn cảnh.

 Luôn kiểm tra và đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được ở học sinh có động viên khuyến khích các em.

 Trong quá trình giảng dạy một số năm học ở lớp 1 bản thân tôi đã có điều kiện để học tập, tham khảo cách rèn đọc cho học sinh lớp 1 của các đồng nghiệp. Đây là một vấn đề đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa giáo viên, nhà trường, gia đình và chính bản thân của học sinh trong suốt quá trình học tập.

Như vậy rèn đọc cho học sinh lớp 1 thực chất sẽ nâng cao chất lượng môn tiếng Việt giúp học sinh dân tộc tự tin nắm vững tiếng mẹ đẻ và tiến đến để học tốt các môn học khác với sự trợ giúp của giáo viên.

Người giáo viên cần phải luôn không ngừng học hỏi, quan sát lớp qua từng buổi học, nắm bắt được những thiếu sót của mình để vươn lên. Do đó giáo viên là người đóng vai trò quyết định trong việc giúp học sinh dân tộc hòa nhập, phát triển để trở thành tương lai của đất nước.

Tăng cường TV cho HS DTTS là việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng GD nói chung và chất lượng HSDT trường tiểu học số 1 Thanh Xương nói riêng. Đây là việc làm cần tới sự bền bỉ, sự nỗ lực to lớn của tập thể nhà trường, sự cống hiến, hi sinh lớn lao của các thầy cô giáo cùng với sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của ngành Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, chính sách GD cho miền núi, vùng cao, vùng khó khăn, vùng DTTS.

Tác giả bài viết: Hà Thị Bích Liên

Trường tiểu học số 1 Thanh Xương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập294
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay232
  • Tháng hiện tại643
  • Tổng lượt truy cập440,457
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi